23.9.15

Giải mã bí ẩn thiên văn trong hình tượng “chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối”

Từ ngàn xưa, ông bà ta ngày xưa sống rất gần gũi với thiên nhiên, qua các câu tục ngữ ca dao chúng ta sẽ hiểu thêm về cuộc sống ngày xưa và sự ảnh hưởng của thiên văn vào cuộc sống. Không biết thời nay, thế hệ trẻ trong cuộc sống công nghệ hiện đại,  có còn biết nhiều đến ca dao tục ngữ không?. Nhưng để giải mã cơ sở khoa học được đúc rút trong ca dao tục ngữ quả là không hề đơn giản.
Thiên văn trong ca dao
Để giải mã những vấn đề lý thú này, chúng tôi đã tìm hiểu rất nhiều câu ca dao tục ngữ, chúng tôi sẽ giải mã câu:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Theo PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái (Trường đại học khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội) lý giải rằng,  đây là một câu ca dao chắc chắn rằng đã là người Việt thì ai cũng biết, nhưng muốn bàn thêm về nó thì cần rất nhiều nhà văn hóc giáo dục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu.
Tháng 5, tháng 10 ở trên là tháng âm lịch, ông bà ta dùng lịch này mà. Tháng 5 âm là vào khoảng tháng 6,7 dương lịch vào giữa mùa hè lúc này ở bắc bán cầu thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, vì thế hoàng hôn đến chậm hơn nhưng bình minh lại sớm hơn. Đây là thời gian đáng ghét nhất trong năm cho những người hay ngủ vì "chưa nằm đã sáng"
Chúng ta cũng biết thời điểm mà có thời gian ban ngày dài nhất chính là ngày Hạ Chí vào khoảng 21/6 hằng năm. Khoảng thời gian này ở các nước gần bắc cực sẽ có hiện tượng Đêm Trắng, vào ban đêm mặt trời không lặn mà ở là là chân trời. 

PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái
Ngược lại tháng 10 âm là vào khoảng giữa mùa đông, thời gian ban đêm lại nhiều hơn ban ngày. Kẻ lười biếng tha hồ mà ngủ, kè kè. Vào thời điểm có ngày dài bằng đêm ít chênh lệch là giữa mùa thu (tháng 9) và mùa xuân(tháng 3) hằng năm.
Về mặt khoa học vật lý, nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng 23,5 độ. Dẫn đến vào mùa hè bắc bán cầu được chiếu sáng nhiều hơn và ngược lại vào mùa đông. Ở các chương trình thiên văn hoặc các bạn thường thấy trên mạng khi nói về giờ ở các nước có vĩ độ cao như Mỹ, Canada, Bắc Âu ... có 1 khái niệm là "Daylight Saving Time" (DST) dịch là "Giờ Tiết Kiệm Ánh Sáng Ngày".
Vào mùa hè giờ đồng hồ sẽ được vặn sớm hơn mùa đông 1 hay vài tiếng(tùy nơi). Ví dụ : ở Bắc Mỹ vào lúc 2:00 sáng ngày CN đầu tiên của tháng 4 đồng hồ sẽ được vặn sớm lên một tiếng thành ra là 3:00. Và đến 2:00 chủ nhật cuối cùng của tháng 11 giờ đồng hồ sẽ trả lại thành 1:00.
Người ta làm việc này để làm gì: Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm.  Ở gần xích đạo thì sự chênh lệch giữa ngày và đêm ít hơn, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra sự khác biệt này thế nên mới có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
Giáo dục nhân cách con người
Về ý nghĩa văn hóa giáo dục, theo bà Thái cho biết, hầu như đa số người Việt Nam đều sinh ra ở làng quê, mạng đâm đặc tính văn hóa dân gian. Ca dao tục ngữ ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người từ tấm bé, rồi đến tuổi cắp sách đến trường, ai cũng được học những ca dao tục ngữ đó một cách rất đa chiều.
Hai câu ca dao trên là trường hợp cụ thể chỉ thời tiết, không đơn giải chỉ là kiến thức thiên văn học được hình tượng hóa bằng ngôn ngữ văn học, mà còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Theo bà Thái, văn học dân gian Việt Nam rất nhiều ca dao tục ngữ chỉ đo lường, vị dụ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay vừa cao thì nắng bay vừa thì râm”. Nó không thỉ là kinh nghiệm để người nông dân đo lượng về thời tiết được đúng rút từ ngàn đời nay.
Người Việt, cũng nhận thức rất rõ, đêm tháng năm ngắn ngủi, sáng rất nhanh, ngày rất dài nên ông bà ta khuyên hay tranh thủ mà làm việc, nghỉ ngơi, coi trong sức khỏe con người. Nhưng đến cầu “ngày tháng mười chưa cười đã tối” lại có ý nghĩa phê phán rất lớn. Bà Thái nói rằng, ở quê xưa, công việc người nông dân rất vất vả, để con cháu chăm chỉ, không bỏ lỡ công việc, các cụ đọc câu này nhắc nhở con cháu chăm chỉ tranh thủ thời gian làm việc, đừng bỏ phí thời gian.
Từ những ví von hình tượng đó, có ý nghĩa giáo dục lớn, răn dạy con người rằng, cuộc đời vốn ngắn ngủi, tranh thủ mà phấn đấu làm những việc có nghĩa với cộng đồng và gia đình.
Như vậy, Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn tối đa và chia làm 2 vế đối xứng. Qua các câu tục ngữ trên, ta có thể rút ra đặc điểm chung về mặt hình thức của chúng là ngắn gọn, thường dùng phép đối, có vần điệu nhịp nhàng nên dễ đọc dễ nhớ. Tuy hình thức tục ngữ ngắn gọn nhưng nội dung của nó cô đọng và hàm súc. Các hình ảnh trong tục ngữ thường cụ thể và sinh động. Người xưa hay sử dụng cách nói thậm xưng để khẳng định nội dung cần thể hiện: Ví dụ: Chưa nằm đã sáng! chưa cười đã tối!… Do vậy mà sức thuyết phục của tục ngữ cao hơn.
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ xưa nông dân nước ta có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất. Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kì thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.



Ấn tượng đầu tiên về Nguyễn Thị Minh Thái: một nữ chiến sĩ băm bổ không coi thiên hạ ra gì, xưng hô thì đặc biệt bình dân. Ngồi chuyện trò giữa đám đạo diễn diễn viên nhà báo, chị gọi một cô phóng viên trẻ, con kia con kia. Như mẹ gọi con, như chị gọi em. Những khi phân tích, giải mã một điển cố, điển tích nào đó thì cực kỳ sâu cây, đa nghĩa đến nỗi chưa ai làm được như thế.

Theo DSPL